33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hải Châu, TP Đà Nẵng
02363.123.456
Hỏi & đáp về bệnh COVID-19

Ca mắc COVID-19 tiếp tục giảm, bệnh nhân nặng tăng nhẹ

Bộ Y tế cho biết, ngày 14/10 có 589 ca mắc COVID-19 mới, giảm gần một nửa so với ngày trước đó. Trong ngày có gần 500 bệnh nhân ra viện, tiếp tục không có trường hợp tử vong.

Nhìn vào biểu đồ ca mắc mới hàng ngày của Bộ Y tế cho thấy số mắc mới từ đầu tháng 10 đến nay liên tục có chiều hướng giảm. Trong 2 tuần qua, có 1 tuần số mắc mới trên 1.000 ca (từ 1.020-1.190), 7 ngày còn lại số mắc mới đều dưới 1.000 ca, thậm chí ngày 9/10 ghi nhận 371 ca, thấp nhất trong vòng gần nửa năm qua.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.491.541 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.131 ca nhiễm).

Nhiều nơi đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron, tiếp tục đẩy nhanh tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 1.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số mắc mới COVID-19 từ đầu tháng 10 đến nay liên tục có chiều hướng giảm.

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta đến nay là: 10.598.444 ca; trong số hơn 844 nghìn trường hợp đang theo dõi, điều trị, số bệnh nhân đang thở oxy là 68 ca (Số bệnh nhân nặng tăng 25 trường hợp so với ngày 13/0), trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 61 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19

Mặc dù, tình hình dịch hiện tại đã có dấu hiệu khả quan, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo các quốc gia cần nắm bắt cơ hội, tiếp tục nỗ lực, duy trì các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là việc đảm bảo mục tiêu trong tiêm chủng vaccine để đạt được mục tiêu kiểm soát dịch bệnh.

Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp.

 

Tốc độ gia tăng số mắc hàng ngày của COVID-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bản chất của biến thể về khả năng lây nhiễm (virus SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi, không ổn định); khả năng bảo vệ miễn dịch giảm theo thời gian và độ bao phủ vaccine; khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống dịch, do đó khó dự báo được mức độ tăng cụ thể trong thời gian tới.

Hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vaccine phòng COVID-19 và truyền thông nâng cao ý thức người dân và cộng đồng.

Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tổng số ca mắc COVID-19 trên thế giới hơn 629 triệu ca, trên 6,56 triệu ca tử vong.

Ngày 13/10, Bộ trưởng Y tế Mỹ thông báo gia hạn thêm 90 ngày tình trạng khẩn cấp y tế do đại dịch COVID-19, theo đó duy trì các biện pháp như trả lương cao cho các bệnh viện và mở rộng chương trình bảo hiểm y tế Medicaid cho người có thu nhập thấp, phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật.

Mỹ ghi nhận số ca tử vong vì COVID-19 đã giảm đáng kể từ đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, khi có trên 3.000 ca/ngày, nhờ dịch vụ chăm sóc, điều trị được tăng cường và việc tiêm chủng phổ biến rộng rãi hơn.

Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết mỗi ngày tiếp tục ghi nhận hàng trăm ca tử vong do COVID-19. Trước tình hình trên, Tổng thống Joe Biden đã đề nghị Quốc hội phê duyệt khoản kinh phí bổ sung 22,4 tỷ USD để chuẩn bị cho tình huống dịch bệnh bùng phát trở lại.

Hãng dược phẩm Pfizer và đối tác BioNTech ngày 13/10 cho biết vaccine cải tiến ngừa COVID-19, nhắm riêng đến các biến thể BA.4 và BA.5, đã tạo phản ứng miễn dịch mạnh và được dung nạp tốt trong các thử nghiệm lâm sàng. Kết quả trên được hai công ty mô tả là phù hợp với dữ liệu tiền lâm sàng.

Với các kết quả này, Pfizer/BioNTech sẽ tiếp tục các cuộc thử nghiệm cần bổ sung để được cấp phép sử dụng vaccine này.

BV TW Huế vừa tổ chức Hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm từ tuyến đầu chống dịch, cập nhật sử dụng thuốc chống đông, vai trò của xét nghiệm và kiểm soát nhiễm khuẩn trong điều trị bệnh nhân COVID-19.

Hội thảo được kết nối trực tuyến với 200 điểm cầu là các bệnh viện tỉnh, huyện, các cơ sở thu dung điều trị COVID-19 và các cán bộ y tế quan tâm đến công tác điều trị COVID-19 trên cả nước.

Tại Hội thảo, các báo cáo viên là chuyên gia đầu ngành của BV TW Huế trong các lĩnh vực hồi sức tích cực, hô hấp…đã chia sẻ những kinh nghiệm về sử dụng thuốc chống đông trên bệnh nhân COVID-19, việc ứng dụng các xét nghiệm cận lâm sàng trong quá trình theo dõi điều trị bệnh nhân COVID-19 và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, từ hướng dẫn đến kinh nghiệm thực hành qua kinh nghiệm thực tế tại Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19.

Y, bác sĩ chia sẻ kinh nghiệm từ tuyến đầu chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

GS. TS Phạm Như Hiệp - Giám đốc BV TW Huế chủ trì Hội thảo.

Từ đầu tháng 8/2021, BV TW Huế đã thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) người bệnh COVID-19 trực thuộc bệnh viện tại TP HCM có chức năng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch và hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị bệnh nhân COVID-19 cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 tại TP HCM.

Theo BV TW Huế, từ thống kê kết quả hoạt động cũng như đánh giá của lãnh đạo TP HCM và Bộ Y tế, đây là một trong những trung tâm đã hỗ trợ rất hiệu quả với đa phương thức hoạt động từ cấp cứu hồi sức, điều trị, đào tạo, chỉ đạo tuyến, hội chẩn trực tuyến.

BV TW Huế cũng cho biết, sẽ tổ chức thường xuyên các buổi trực tuyến với nhiều chuyên đề khác nhau. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ TP HCM trong công tác đánh giá, tổ chức hệ thống và các điều kiện cho công tác thu dung điều trị. Công tác đào tạo, hội chẩn từ xa, giao ban và hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực và nâng cao năng lực và giám sát về chất lượng cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19.

Theo GS. TS Phạm Như Hiệp – Giám đốc BV TW Huế, bệnh viện là một trong những đơn vị chủ lực tổ chức các buổi hội thảo, hội chẩn, đào tạo trực tuyến (Telehealth) trong nhiều lĩnh vực chuyên môn, đặc biệt trong công tác ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động trực tuyến thường xuyên để hỗ trợ chuyên môn cho bệnh viện các tuyến trong chẩn đoán và điều trị bệnh nhân. Cùng với đó, sẽ cập nhật kinh nghiệm từ tuyến đầu chống dịch, ngoài các chuyên đề về điều trị lâm sàng, sẽ tiếp tục cập nhật kịp thời các lĩnh vực cận lâm sàng, tâm lý trị liệu, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, dinh dưỡng, dược, vật tư thiết bị và các công tác hậu cần khác cho công tác phục vụ điều trị bệnh nhân", GS. TS Phạm Như Hiệp chia sẻ.

BVH

BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ ĐƯA THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI VÀO ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ, TIM MẠCH

Sau một tháng đưa vào hoạt động, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại TP HCM đã kéo giảm tỉ lệ bệnh nhân tử vong.

Bệnh viện T.Ư Huế vừa đưa hệ thống DSA hiện đại vào hoạt động tại cơ sở 2 (đóng tại xã Phong An, H,Phong Điền, Thừa Thiên-Huế) nhằm tạo cơ hội cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ, tim mạch

Hệ thộng DSA hiện đại được đưa vào hoạt động tại cơ sở 2 (đóng tại xã Phong An, H,Phong Điền, Thừa Thiên-Huế) /// Ảnh: Thượng Hiển

Hệ thộng DSA hiện đại được đưa vào hoạt động tại cơ sở 2 (đóng tại xã Phong An, H,Phong Điền, Thừa Thiên-Huế)

Sáng nay 25.9, GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế, cho biết đơn vị đã công bố quyết định thành lập đơn vị can thiệp tim mạch và đột quỵ tại cơ sở 2 của Bệnh viện T.Ư Huế (đóng tại QL1, địa phận xã Phong An, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế) đồng thời đưa vào hoạt động hệ thống DSA hiện đại nhằm góp phần tạo cơ hội cứu sống bệnh nhân bị đột quỵ, tim mạch.

 

Bệnh viện T.Ư Huế đưa thiết bị hiện đại vào điều trị đột quỵ, tim mạch - ảnh 1

Hệ thộng DSA hiện đại tại cơ sở 2 (đóng tại xã Phong An, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế)

Hệ thống DSA là hệ thống máy chụp mạch số hóa xóa nền một bình diện treo trần DSA hiện đại, thực hiện được hầu hết các kỹ thuật cao trong bệnh lý đột quỵ, can thiệp tim mạch, can thiệp mạch máu ngoại biên, hỗ trợ điều trị ung thư, điện sinh lý cơ tim, đặt máy tạo nhịp tim, chẩn đoán và can thiệp tim bẩm sinh, đặt Stengraft, thay van động mạch chủ qua da...

Theo GS.TS Phạm Như Hiệp, trước diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, ngoài các bệnh nhân Covid-19, các bệnh nhân đến từ vùng dịch không thể đến trực tiếp khám chữa bệnh tại cơ sở chính của Bệnh viện T.Ư Huế mà được phân luồng đến khám chữa bệnh tại Cơ sở 2. Vì vậy, việc kịp thời đưa hệ thống DSA hiện đại vào hoạt động tại Cơ sở 2 sẽ mở ra nhiều cơ hội cứu sống cho các bệnh nhân nặng và nguy kịch như là tim mạch và đột quỵ.

 

Bệnh viện T.Ư Huế đưa thiết bị hiện đại vào điều trị đột quỵ, tim mạch - ảnh 2

Đội ngũ y bác sĩ vận hành hệ thộng DSA hiện đại để thực hiện các kỹ thuật điều trị bệnh nhân tim mạch, đột quỵ

Cũng theo GS Phạm Như Hiệp, ngày 29.7.2021, Bộ Y tế cũng đã có quyết định phê duyệt đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 nặng” và chỉ định thành lập Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia đặt tại Bệnh viện T.Ư Huế - Cơ sở 2.

Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 quốc gia đặt tại Cơ sở 2 của Bệnh viện T.Ư Huế có quy mô 500 giường Hồi sức tích cực, phục vụ điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng từ Quảng Bình đến Khánh Hòa.

Theo thanhnien.vn